Máy scan hay còn gọi là máy quét là thiết bị văn phòng thông với tính năng có thể scan (quét) văn bản đen trắng hoặc văn bản màu thành một tệp dữ liệu số hóa trong máy vi tính. Chọn và sử dụng sử dụng máy scan với nhiều tính năng sao cho hiệu quả là một điều khó khăn. Để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất, bạn nên tìm hiểu những kiến thức cơ bản trước khi chọn mua.
Thương hiệu
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm, thương hiệu khác nhau như AVISION, BROTHER, Canon, EPSON, KODAK, Panasonic... mỗi thương hiệu đều có ưu khuyết điểm riêng và hướng đến những đối tượng sử dụng khác nhau. Ví như máy scan Panasonic nhỏ gọn, giá rẻ, công nghệ quét hiện đại;
máy scan EPSON cho chất lượng hình ảnh vượt trội. Những máy có thiết kế gọn nhẹ, rẻ tiền thường được dùng trong gia đình hoặc các văn phòng nhỏ, những máy quét hình cao cấp tập trung mạnh vào việc hỗ trợ xử lý ảnh số thường nhắm đến đối tượng sử dụng là các chuyên viên đồ họa, các máy quét được sử dụng trong các doanh nghiệp thường đa chức năng và phần mềm nhận diện văn bản kèm theo
Ngoài ra, bạn nên quan tâm đến sự tương thích và đồng bộ giữa các thiết bị, nếu có thể bạn nên chọn máy quét và máy in cùng thương hiệu sẽ tối ưu được công việc.
Các yếu tố công nghệ
Bộ cảm biến ảnh (sensor)
Cảm biến CCD (Charge Coupled Device). Đây là loại cảm biến các máy quét thông thường sử dụng. Cảm biến này sử dụng một ống kính quang học (giống như ống kính máy ảnh) và một hệ thống gương, tập trung hình ảnh vào các bộ cảm biến hình ảnh. Cảm biến CCD là một thiết bị analog nên nó cần cần một bộ phận chuyển đổi A/D (Analog/Digital). Vì vậy các máy quét sử dụng cảm biến này có kích thước lớn, chi phí cao nhưng cho chất lượng hình ảnh tốt (ít nhễu, dải chuyển màu tốt, và tính đồng nhất của màu sắc). Công nghệ CCD cho quét hình ảnh chân thực và độ phân giải cao với những tác phẩm đồ họa. Các dòng máy scan sử dụng công nghệ này được sử dụng phổ biến ở các công ty thiết kế kiến trúc, xây dựng và quy hoạch.
Hiện máy Scan
Canon cũng sử dụng công nghệ cảm biến CCD với độ phân giải cao giúp màu sắc của bản quét trung thực và sắc sảo hơn.
Máy Scan Cannon đang là lựa chọn của nhiều cá nhân, tổ chức muốn scan ảnh với chất lượng cao.
Cảm biến CIS. Loại cảm biến có nguồn ánh sáng LED tích hợp bên trong bộ cảm biến, không có hệ thống quang học như ống kính, gương, đèn, và bộ phận chuyển đổi A/D. Các cảm biến CIS có kích thước lớn hơn chiều rộng của bề mặt quét, nó chỉ hoạt động ở khảng cách rất gần (tiếp xúc) với bề mặt quét nên cảm biến CIS không phù hợp với chức năng quét các đối tượng 3D. Do không sử dụng công nghệ quang học, nên bản scan máy sử dụng công nghệ CIS sẽ có đường gấp và nếp nhăn. Ngoài ra do scan hình ảnh với dải màu thấp nên hình ảnh không đẹp bằng công nghệ CCD. Tuy nhiên các máy quét sử dụng cảm biến CIS có giá thành rẻ, tiết kiệm năng lượng, kích thước nhỏ gọn.
Cảm biến CIS hiện đang được áp dụng ở dòng máy Scan của HP với kết quả mỏng hơn, nhẹ hơn và tiết kiệm năng lượng.
Máy Scan HP cũng có giá thành rẻ, dễ dàng sử dụng.
Độ phân giải (Resolution)
Độ phân giải quyết định đến độ rõ nét của hình ảnh sau khi quét. Độ phân giải quét càng cao thì sẽ tạo ra nhiều điểm ảnh nên bản scan sẽ có kích thước lớn hơn. Thông số kỹ thuật của độ phân giải quang học tính theo đơn vị dpi (dots per inch – số lượng điểm ảnh trên một inch vuông) thường được ghi với 2 con số.
Ví dụ với máy quét có độ phân giải 1200x2400 dpi , 1200 là độ phân giải quang học của bộ cảm biến ảnh, có 1200 mẫu màu trên một inch (tạo ra 1200 pixel / inch) theo chiều ngang. Số dpi lớn hơn có được là do sự dịch chuyển cơ học theo chiều dọc của bộ phận quét hình. Độ phân giải càng cao thì giá thành máy càng đắt.
Độ sâu màu (Color bit)
Độ sâu màu là số lượng màu sắc mà 1 máy quét có thể nhận dạng và lưu trữ được (tính bằng đơn vị bit/pixel). Hầu hết các máy quét hiện nay có độ sâu màu khá cao từ 42 hay 48 bit.
Hình ảnh xuất ra từ các máy quét thường là 24 bit màu, để hiển thị màn hình và máy in, hình ảnh cần 24 bit màu. Ngoài ra, độ sâu màu càng cao thì việc chỉnh sửa hình ảnh sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc xử lý ảnh có độ sâu màu cao còn tùy thuộc chương trình xử lý ảnh.
Kích thước mẫu quét và tốc độ
Kích thước tối đa của tài liệu quét là khổ giấy A4 (210x297 mm), đây là kích thước tài liệu phổ biến tại Việt Nam.
Tốc độ quét là khoảng thời gian thực hiện một lần quét, tính bằng giây, thời gian càng thấp thì máy quét có tốc độ càng cao. Tốc độ quét của
máy scan phụ thuộc vào kích thước tài liệu, độ phân giải và chế độ quét, tốc độ xử lý và truyền dữ liệu giữa máy quét và máy vi tính.
Chuẩn giao tiếp (Interface)
Các máy quét hiện nay đều hỗ trợ kết nối với máy tính thông qua cổng USB 2.0 và tương thích với các cổng USB 1.1 cũ. Một số máy quét cao cấp sử dụng kết nối SCSI, FireWire (IEEE-1394) có tốc độ nhanh, ổn định hơn hoặc kết nối thông qua hệ thống mạng LAN.
Phần mềm
Các máy quét hình đều có đĩa CD/DVD chương trình điều khiển (driver) và phần mềm xử lý ảnh, phần mềm nhận dạng ký tự quang học (OCR - Optical Character Rocognition) cho phép quét các trang văn bản và chuyển từ dạng ảnh quét (bitmap) sang dạng văn bản (text) để có thể chỉnh sửa một cách dễ dàng bằng các chương trình xử lý văn bản thông thường.
Phụ kiện kèm theo
Tùy theo loại máy và chức năng mà máy quét có thể có các phụ kiện kèm theo như: Bộ cung cấp điện (Adaptor), dây kết nối (USB), bộ phận hỗ trợ quét phim (bao gồm đèn và khay gắn phim), bộ phận hỗ trợ nạp giấy tự động giúp quét nhiều trang tài liệu vượt quá kích thước mặt kính của máy
Chế độ bảo hành
Tìm hiểu kỹ về chế độ bảo hành cũng như hậu mãi của thương hiệu. Thường thì các nhà sản xuất chỉ bảo hành khi máy quét bị hư hỏng do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất, mọi hư hỏng do sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách (làm rơi, nứt bể kính,...) sẽ bị từ chối bảo hành.